Sản lượng thuỷ sản Sông MêKông

Theo báo cáo vừa công bố của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), lưu vực sông Mê Kông xếp đầu bảng trong danh sách các lưu vực sông quan trọng trên thế giới về nguồn thủy sản từ các vùng nước nội địa.

Báo cáo “State of World Fisheries and Aquaculture” cho thấy lưu vực sông Mê Kông chiếm 15,2% tổng sản lượng đánh bắt thủy sản nội địa trên toàn cầu.

Sông Mê Kông cũng nằm trong danh sách 6 vùng lưu vực sông chiếm 50% sản lượng đánh bắt thủy sản nội địa trên toàn cầu.

Vùng lưu vực sông Mê Kông trải dài qua 6 nước gồm Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

 

Đặc biệt, đoạn sông Mê Kông ở  Campuchia và vùng hồ Tonle Sap còn có cá heo sông, số lượng có thể chỉ còn vài chục cá thể. Người Campuchia không săn bắt chúng, trừ thời kỳ chiến tranh khi lính Khmer Đỏ đã từng nã đạn cối vào đàn của chúng; hành động này được quay phim tư liệu, sau này phim được National Geographic Channel đưa vào loạt phóng sự về cá heo sông Mekong, thỉnh thoảng được phát từ năm 2010 đến nay. Loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng vì môi môi trường sống và nguồn thức ăn đang bị phá vỡ nghiêm trọng. Ngày 24/8/2012 chính phủ Campuchia đã lập khu bảo tồn cá heo sông Mekong với chiều dài 180 km, trải từ tỉnh Kratie ở phía đông tới biên giới với Lào. Người dân vẫn được phép câu cá trong khu bảo tồn, song chính phủ cấm sử dụng nhà nổi, lồng cá và lưới quét bởi chúng đe dọa mạng sống của cá heo sông.

Nhiều loài cá quý hiếm được bảo tồn tại Vườn sinh thái Nam Hương

Một số sinh vật khổng lồ nước ngọt được ghi vào sách đỏ các loài đang bị đe dọa của Liên Minh Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN). Cá úc khổng lồ sông Mê Kông được coi là loài cá nước ngọt lớn nhất cùng họ với loài cá nhám chó, đã được đưa vào danh sách những loài bị đe dọa vào năm 2003, sau khi nghiên cứu chỉ ra số lượng cá giảm ít nhất 80% trong hơn 13 năm qua.

Robin Abell, nhà sinh học của WWF cho biết: “Các loài cá khổng lồ là những sinh vật nước ngọt có trọng lượng tương đương với voi và tê giác và nếu chúng biến mất thì thế giới sẽ bất ổn. Cuối cùng, chúng ta sẽ nhận thức tốt hơn về cách quản lý việc đánh bắt và bảo vệ các nơi cư trú nhằm cứu vớt các loài trong tương lai”.

Vai trò của hố sâu tự nhiên

Trên toàn sông Mê Kông có 484 hố sâu tự nhiên, riêng Việt Nam có 23 hố và vô số hố nhỏ. Các hố sâu này là nơi trú ngụ và sinh sản của các loài cá, đặc biệt là các loài có kích thước lớn và nhất là vào mùa khô. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam các hố này thường gây sạt lở ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp. Để khắc phục vấn đề này, Việt Nam thường chọn giải pháp lấp hố sâu bằng đất cát. Điều này là không hiệu quả, ngược với quy luật tự nhiên và làm ảnh hưởng đến môi trường cũng như tính đa dạng sinh học.

Th.S Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về sinh thái ĐBSCL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.